Nhắc đến loại thuốc có khả năng giúp làm giảm đi tình trạng khó chịu ở dạ dày thì Bismuth được sử dụng phổ biến. Nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ về loại thuốc này cùng cách sử dụng hiệu quả. Do vậy nội dung được trình bày ngay từ bài viết dưới đây chúng tôi xin được tư vấn một cách kỹ càng. Đảm bảo rằng sẽ giúp bạn thêm hiểu rõ về thuốc Bismuth cùng cách dùng chính xác.
THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA THUỐC BISMUTH
Bismuth chính là thuốc với hoạt chất Bismuth subsalicylate. Loại thuốc này thuộc về nhóm hỗ trợ đường tiêu hóa. Thuốc có những thông tin quan trọng như sau:
1. Chỉ định khi dùng
Thuốc được chỉ định trong việc điều trị các tình trạng liên quan đến đường tiêu hóa như là bị ợ chua, ợ nóng, bị rối loạn đường tiêu hóa, bị nôn, bị tiêu chảy…
Với công dụng chữa trị tiêu chảy thì Bismuth sẽ hoạt động bằng cách làm chậm quá trình phát triển của những vi khuẩn gây bệnh. Nhưng với bệnh nhân bị tiêu chảy có kèm với sốt hay dịch nhầy, máu trong phân thì không nên dùng. Bởi vì tình trạng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Với Bismuth thì có thể dùng kèm với một số những loại thuốc khác nó sẽ giúp kiểm soát tình trạng loét dạ dày vì Hp gây ra. Nhưng bệnh nhân lưu ý cần dùng thuốc khi được chỉ định từ bác sĩ. Tránh trường hợp tác dụng phụ xảy ra vì sử dụng thuốc không đúng cách.
Bismuth chính là thuốc với hoạt chất Bismuth subsalicylate
2. Liều lượng khi dùng
Với trẻ em khi bị tiêu chảy cấp tính nhưng không rõ nguyên nhân:
→ Trẻ chưa được 3 tuổi cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
→ Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi dùng 87mg.
→ Trẻ em từ 6 đến 9 tuổi dùng 175mg.
→ Trẻ em từ 9 đến 12 tuổi dùng 262mg.
Với trẻ em khi bị tiêu chảy mãn tính:
→ Trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi dùng 44mg.
→ Trẻ từ 2 đến 4 tuổi dùng 87mg.
→ Trẻ từ 4 đến 6 tuổi dùng 175mg hoặc có thể theo cân nặng.
Với trẻ bị nhiễm Hp:
→ Trẻ chưa được 10 tuổi dùng 262mg và mỗi ngày dùng 4 lần trong thời gian 6 tuần.
→ Trẻ trên 10 tuổi dùng 525mg và mỗi ngày dùng 4 lần trong thời gian từ 6 đến 8 tuần.
3. Cách sử dụng
Bệnh nhân cần dùng thuốc Bismuth theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi vì thực tế cho thấy rằng tùy vào thể trạng cùng cân nặng của bệnh nhân mà liều dùng thuốc sẽ khác nhau.
Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hay số lượng thuốc. Ngoài ra cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Khi uống thuốc Bismuth thì cách tốt nhất đó là nhai nát viên thuốc rồi nuốt. Nhưng với dạng thuốc lỏng ít được dùng thì người bệnh cần phải lắc thuốc đều trước khi uống.
Nếu bác sĩ chỉ định sử dụng Bismuth mỗi ngày thì cần lưu ý không được bỏ lỡ liều nào mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân có thể chia thuốc thành các liều nhỏ và dùng vào thời gian phù hợp mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Sau một thời gian sử dụng thuốc nếu bệnh tình không thuyên giảm thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để được chỉ định phương pháp khác phù hợp hơn.
Bệnh nhân cần dùng thuốc Bismuth đúng cách để có thể đạt hiệu quả tốt
4. Cách bảo quản thuốc
Bạn cần để thuốc ở nhiệt độ phòng và độ ẩm ổn định. Không được để thuốc Bismuth tiếp xúc với ánh sáng từ mặt trời và để thuốc tránh nước, khô ráo. Mặc khác không để thuốc gần tầm tay trẻ em hoặc vật nuôi. Tuyệt đối không được xả nước xuống cống.
5. Dạng bào chế của thuốc
Thuốc được bào chế với dạng viên nén hàm lượng 262mg.
LƯU Ý CẦN NẮM KHI SỬ DỤNG THUỐC BISMUTH
1. Tác dụng phụ khi dùng
Một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc đó là:
→ Gây ra các vấn đề như khó tiêu, táo bón, nôn mửa, tiêu chảy.
→ Bị nghẹt mũi, đau họng, đau mũi, hắt hơi.
→ Bị nhức đầu nhưng mức độ nhẹ.
→ Lưỡi sưng phù, có lông tơ màu đen và khi nuốt thấy khó khăn.
→ Bị ngứa, bị chảy dịch không màu ở âm đạo của nữ giới.
→ Có cảm giác vị kim loại tại đầu lưỡi.
→ Ngoài ra bệnh nhân khi dùng thuốc Bismuth còn gặp một số những dấu hiệu cần được cấp cứu ngay đó là: Bị khó thở, sưng tấy ở môi, họng, lưỡi, phát ban, bị tiêu chảy nặng, choáng váng ù tai, đau ở mắt, co giật, vàng da, xanh xao da, biếng ăn, phân có màu như đất sét, nhịp tim nhanh, bị khó thở…
2. Thận trọng khi dùng
Nếu bản thân có tiền sử với những loại thuốc đặc biệt là thuốc giảm đau chứa Salicylate thì cần phải thông báo ngay với bác sĩ. Ngoài ra một số loại thuốc kê toa hay không kê toa cũng có thể gây ra ảnh hưởng với thuốc Bismuth. Do đó bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ bất cứ loại thuốc mình đang dùng.
Trường hợp bệnh nhân dùng kháng sinh chứa Tetracycline thì nên dùng thuốc Bismuth trước hoặc là sau khi sử dụng chúng.
Bệnh nhân cũng cần phải trao đổi với bác sĩ nếu như bản thân có một số vấn đề như là: Bị viêm loét dạ dày, bị xuất huyết đường tiêu hóa, dễ bị chảy máu, bệnh nhân bị thận, bị sốt hoặc có dịch nhầy ở trong phân, bệnh nhân bị gout.
Với trẻ em thì cần phải thông báo với bác sĩ ngay nếu như xuất hiện những dấu hiệu như là buồn ngủ, nôn mửa, co giật, hung hăng, mất nước, tiêu chảy.
Phụ nữ giai đoạn mang thai hay cho con bú nên cẩn thận khi sử dụng thuốc Bismuth. Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về tác hại thuốc với sự phát triển trẻ cùng thai nhi. Nhưng tốt nhất cần phải làm đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi dùng Bismuth
3. Tình trạng tương tác thuốc
Vì thuốc Bismuth có thể làm thay đổi đáng kể khả năng hoạt động hoặc có thể làm gia tăng tác dụng phụ thuốc. Do vậy bệnh nhân cần phải lưu ý một số loại thuốc như sau:
→ Nhóm thuốc có thể làm tăng tác động không cần hoặc tác dụng phụ của thuốc như: Insulin, Methotrexate, Axit valproic.
→ Nhóm thuốc có thể làm giảm đi hiệu quả của Bismuth như thuốc làm ức chế men chuyển hóa.
→ Nhóm thuốc làm vô hiệu hóa tác dụng của Bismuth như nhóm thuốc kháng đông.
4. Xử lý nếu dùng thiếu liều hoặc dùng quá liều
Nếu dùng thiếu liều: Bạn nên bổ sung liều mới ngay khi nhớ ra. Nếu như liều dùng tiếp theo sắp đến thì bạn cần bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không được tự ý gấp đôi liều lượng vì sẽ gây tình trạng sốc thuốc, quá liều.
Nếu dùng quá liều: Cần phải liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ cấp cứu.
Xem thêm:
0 Nhận xét