Ofloxacin chính là thuốc chống nhiễm khuẩn và được chỉ định với mục đích điều trị các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu. Hoặc các bệnh lý lây qua đường tình dục, bệnh viêm phế quản mạn tính… Để đảm bảo an toàn và hiệu quả bệnh nhân cần biết cách dùng thuốc Ofloxacin chính xác. Thông tin bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn rõ hơn về loại thuốc này cùng cách dùng.
GIỚI THIỆU THÔNG TIN THUỐC OFLOXACIN
Ofloxacin là loại thuốc có tên hoạt chất là Ofloxacin và tên biệt dược là Tavanic, Teravox-500 hay CILOX RVN, Cipmyan 500… Nó thuộc về nhóm thuốc kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn và trị ký sinh trùng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, dung dịch nhỏ mắt hoặc dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch.
1. Thành phần
Thành phần bên trong thuốc bao gồm Ofloxacin.
2. Tác dụng
Thuốc Ofloxacin thuộc về nhóm kháng sinh fluoroquinolon khi uống khả năng khả dụng của nó trên 95%. Thuốc còn có tác dụng phổ kháng rộng.
Sử dụng Ofloxacin có khả năng diệt khuẩn. Vẫn chưa có đầy đủ thông tin liên quan đến cơ chế tác dụng của thuốc này. Nhưng tương tự như nhiều loại thuốc quinolon có tác dụng kháng khuẩn thuốc Ofloxacin giúp ức chế quá trình tiết enzym DNA - gyrase. Đây chính là loại enzyme đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình phiên mãn, nhân đôi, sửa chữa DNA của vi khuẩn.
Ofloxacin là loại thuốc có tên hoạt chất là Ofloxacin và tên biệt dược là Tavanic
3. Chỉ định
Bệnh nhân dùng thuốc Ofloxacin cho những trường hợp bị nhiễm khuẩn như là:
Với thuốc dạng viên nén Ofloxacin 200mg và Ofloxacin 400mg cùng dung dịch tiêm thì:
⇒ Điều trị tình trạng da và mô mềm bị nhiễm trùng.
⇒ Điều trị tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có hoặc là không có biến chứng.
⇒ Điều trị tình trạng viêm phổi do Streptococcus hoặc H. Influeza gây ra.
Với các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như viêm niệu đạo cùng cổ tử cung không do lậu cần, nhiễm lậu cầu cấp niệu đạo cùng cổ tử cung không biến chứng.
⇒ Những đối tượng bị viêm phế quản mạn tính đợt cấp.
⇒ Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc Ofloxacin 500mg nhằm điều trị các bệnh lý này.
Với dạng thuốc nhỏ mắt:
⇒ Bệnh nhân dùng thuốc Ofloxacin nhỏ mắt đúng theo chỉ định từ bác sĩ về liều dùng cũng như thời gian điều trị. Với Ofloxacin 0.3% nó được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng phần ngoài mắt như là viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc.
⇒ Bên cạnh đó thì thuốc cũng được chỉ định chữa trị tình trạng nhiễm trùng những bộ phận phụ của mắt như là viêm túi lệ, viêm mí mắt vì những chủng vi khuẩn nhạy cảm với Ofloxacin gây ra.
Thuốc có thể dùng cho nhiều mục đích khác chưa được liệt kê. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được cung cấp đầy đủ thông tin hơn.
Thuốc được bào chế với nhiều dạng khác nhau
4. Chống chỉ định
Không được dùng thuốc Ofloxacin cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào bên trong thuốc.
5. Dạng thuốc
⇒ Dạng viên nén: Ofloxacin 200mg, 300mg và 400mg.
⇒ Dạng dung dịch nhỏ mắt: Ofloxacin 0.3%.
⇒ Dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch: Ofloxacin 4mg/ml, 5mg/ml, 20mg/ml và 40mg/ml.
6. Liều dùng
Tùy vào từng đối tượng cùng mục đích điều trị mà bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dạng thuốc cũng như liều dùng phù hợp. Thông thường thì thuốc Ofloxacin được chỉ định dùng với liều lượng như sau:
Với thuốc Ofloxacin dạng đường uống:
Để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cùng thuốc Ofloxacin:
→ Bệnh nhân bị viêm bàng quang vì nhiễm khuẩn E.Coli hoặc là K.Penumoniae thì mỗi ngày dùng 2 lần và mỗi lần uống 1 viên Ofloxacin 200mg. Lần dùng sau sẽ cách lần dùng trước là 12 tiếng và thời gian điều trị sẽ kéo dài trong khoảng 3 ngày.
→ Bệnh nhân bị viêm bàng quang vì nhiễm những loại vi khuẩn khác sẽ uống Ofloxacin 2 lần một ngày và mỗi lần cần dùng 12mg. Cần điều trị trong thời gian 7 ngày.
→ Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng sẽ uống thuốc Ofloxacin 2 lần một ngày và mỗi lần sẽ dùng 200mg. Thời gian chữa trị sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày.
→ Bệnh nhân bị viêm phổi hoặc viêm phế quản mạn tính đợt cấp: Uống 400mg Ofloxacin một lần và mỗi ngày dùng 2 lần. Khoảng cách 2 lần uống thuốc sẽ là 12 tiếng đồng hồ và điều trị trong thời gian 10 ngày.
Với trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn da cùng mô mềm nhẹ và trung bình: Mỗi ngày uống Ofloxacin 2 lần và mỗi lần dùng 1 viên 400mg. Lần dùng sau nên cách lần dùng trước là 12 tiếng và điều trị liên tục trong thời gian 10 ngày.
Dùng thuốc theo đúng liều lượng chỉ định từ bác sĩ
Với các bệnh nhân nhiễm qua đường tình dục:
→ Bị viêm niệu đạo hoặc viêm cổ tử cung vì C. Trachomatis: Bệnh nhân dùng thuốc Ofloxacin 2 lần một ngày và một lần sẽ uống 300mg Ofloxacin. Thời gian điều trị là 7 ngày.
→ Bị nhiễm lậu không gây biến chứng: Uống Ofloxacin một lần duy nhất với liều dùng là 400mg.
→ Bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt: Uống 2 lần thuốc Ofloxacin mỗi ngày với liều 300mg một lần. Lần dùng sau nên cách lần dùng trước là 12 tiếng đồng hồ. Thời gian điều trị thuốc sẽ kéo dài trong vòng 6 ngày.
Với thuốc Ofloxacin dạng tiêm:
→ Liều dùng thông thường: Thuốc sẽ được dùng tiêm truyền tĩnh mạch liều Ofloxacin 400mg và được chia thành 2 lần tiêm trong vòng 24 giờ.
→ Liều dùng cho bệnh nặng: Mỗi ngày tiêm Ofloxacin 2 lần và mỗi lần 400mg. Lần tiêm thứ hai nên cách lần tiêm thứ nhất khoảng 12 giờ.
Với Ofloxacin dạng nhỏ mắt:
→ Bệnh nhân dùng thuốc đúng theo chỉ định từ bác sĩ. Tùy vào từng tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ được dùng với liều lượng khác nhau.
7. Bảo quản
Cần để thuốc Ofloxacin ở điều kiện nhiệt độ phòng. Tránh xa thuốc Ofloxacin nơi ẩm ướt, nhiều ánh nắng mặt trời cùng tấm vời của trẻ.
LƯU Ý CẦN NẮM KHI DÙNG THUỐC OFLOXACIN
1. Tác dụng phụ
Dùng thuốc Ofloxacin có thể gây ra một số những tác dụng phụ bao gồm:
♦ Tác dụng phụ với da như: Gây ngứa da, gây phát ban nổi mẩn đỏ, gây viêm mạch máu và phản ứng cùng ánh sáng.
♦ Tác dụng lên hệ tiêu hóa: Khiến cho bệnh nhân bị ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.
♦ Tác dụng lên thận: Gây tình trạng viêm thận mô kẽ và có thể dẫn đến suy thận thứ phát.
♦ Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Gây tình trạng run rẩy, chóng mặt và có cảm giác dị cảm, lâng, co giật cũng như tăng kích thích.
♦ Tác dụng lên những cơ quan khác gây tăng lượng bạch cầu ưa acid, làm giảm tiểu cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, giảm thị lực, đau cơ và vú to.
Ngoài ra nếu là thuốc Ofloxacin dạng dung dịch nhỏ mắt còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác như: Xuất hiện dị ứng kích ứng tạm thời, dẫn đến phản ứng dị ứng chéo, khiến vi khuẩn đề kháng với thuốc.
Hơn nữa tùy theo từng cơ địa mỗi người mà thuốc Ofloxacin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Bệnh nhân có thể trao đổi cùng bác sĩ để được cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích khác.
Tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ về việc sử dụng thuốc
2. Thận trọng khi dùng
Trước khi sử dụng thuốc Ofloxacin bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc bản thân đang sử dụng cũng như sức khỏe bản thân. Đặc biệt nếu thuộc về một trong số những trường hợp dưới đây:
♦ Người mắc những bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
♦ Cần tránh tiếp xúc với ánh sáng trong quá trình dùng thuốc. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường cần ngưng dùng thuốc Ofloxacin ngay.
♦ Mức độ an toàn hiệu quả của thuốc Ofloxacin vẫn chưa được chỉ định rõ với người già và người dưới 18 tuổi. Do vậy bệnh nhân cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
♦ Thuốc còn có thể gây nhạy cảm chéo với đối tượng bị mẫn cảm cùng fluoroquinolone hoặc là những dẫn xuất từ quinolone có cấu trúc tương tự.
♦ Đối tượng phụ nữ đang mang thai và cho bé bú không được dùng thuốc Ofloxacin.
♦ Không được dùng thuốc Ofloxacin dạng nhỏ mắt để chữa trị dự phòng. Không được tiêm vào trong mắt hoặc là những vị trí xung quanh mắt.
♦ Nếu dùng thuốc Ofloxacin điều trị trong thời gian dài nhưng không thấy mang lại hiệu quả. Thì bệnh nhân cần thăm khám để theo dõi cũng như kiểm tra tính nhạy cảm của những chủng vi khuẩn. Điều này giúp nhận ra được những chủng vi khuẩn kháng Ofloxacin để có được phương pháp chữa trị phù hợp.
♦ Khi dùng Ofloxacin cùng một số thuốc nhỏ mắt với hoạt chất khác nên dùng cách nhau khoảng 15 phút.
3. Tương tác thuốc
Thuốc Ofloxacin có thể gây tương tác cùng một số loại thuốc bao gồm: Thuốc kháng acid Sucralfate, cation kim loại, thuốc Fenbufen, Theophylline hoặc là những thuốc kháng viêm không steroid, thuốc Methotrexate, thuốc Probenecid, thuốc furosemide, thuốc cimetidine, những thuốc đối kháng vitamin K hoặc thuốc Glibenclamide.
Xem thêm:
https://dakhoahoancau.vn/
0 Nhận xét